CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Tiếp theo)

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

        Năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục phát huy bộ máy tổ chức và hoạt động tích cực theo điều lệ trường mầm non. Hiệu trưởng phát huy vai trò tổ văn phòng, chỉ đạo xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ văn phòng cụ thể, phù hợp các bộ phận nhằm đổi mới đa dạng hình thức sinh hoạt tổ nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

        Tiêu chí 1.5: Tuyển sinh, tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

        Mức 1:

  1. a) Thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định;
  2. b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép; số lượng trẻ khuyết tật học hòa nhập trên mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đảm bảo theo quy định;
  3. c) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày

        Mức 2:

        Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.

  1. Mô tả hiện trạng

        Mức 1:

  1. a) Hằng năm vào tháng 6, trường xây dựng kế hoạch dự kiến cho công tác tuyển sinh phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định và tình hình thực tế của nhà trường [H1-1.5-01].
  2. b) Tại thời điểm tháng 9/2024, trường có 06 nhóm lớp/90 trẻ và được phân theo đúng độ tuổi [H1-1.5-02].

         - Nhóm  trẻ 13 - 24 tháng: 11 bé/ 1 nhóm

         - Nhóm  trẻ 25 - 36 tháng: 13 bé/ 1 nhóm

         - Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 15 bé/1 lớp

         - Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi - A: 13 bé/ 1 lớp

         - Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi - B: 13 bé/ 1 lớp

         - Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 25 bé/ 1 lớp

         Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

  1. c) 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học bán trú tại trường [H1-1.5-02].

Mức 2:

Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo đúng độ tuổi [H1-1.5-02]. Tuy nhiên một vài phụ huynh nhóm  trẻ nhỏ chưa phối hợp với nhà trường khi trẻ đủ tuổi lên nhóm trẻ lớn, xin ở lại nhóm trẻ nhỏ để dược chăm sóc kỹ hơn . Cụ thể:

         - Nhóm  trẻ 13-24 tháng: 11 bé/ 1 nhóm

         - Nhóm  trẻ 25-36 tháng: 13 bé/ 1 nhóm

         - Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 15 bé/1 lớp

         - Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi - A: 13 bé/ 1 lớp 

         - Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi - B: 13 bé/ 1 lớp 

         - Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi: 25 bé/ 1 lớp

  1. Điểm mạnh

         Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia đúng theo độ tuổi quy định và có 06/06 nhóm, lớp được tổ chức học bán trú tại trường. Số trẻ bình quân trong một lớp học từ 10 đến 25 trẻ tạo điều kiện cho giáo viên và trẻ tổ chức tốt các hoạt động dạy và học.

  1. Điểm yếu

Một vài phụ huynh nhóm trẻ nhỏ chưa phối hợp với nhà trường khi trẻ đủ tuổi lên nhóm trẻ lớn, xin ở lại nhóm trẻ nhỏ để được chăm sóc kỹ hơn.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

        Năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định với số lượng học sinh trong từng độ tuổi đúng quy định Điều lệ trường mầm non và có kế hoạch dự kiến cho công tác tuyển sinh phù hợp quy định và tình hình thực tế của nhà trường.

        Đồng thời hiệu trưởng tuyên truyền tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ và chăm sóc trẻ theo phương pháp khoa học ở từng nhóm lớp để phụ huynh đồng thuận cho trẻ học đúng lứa tuổi.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

        Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

        Mức 1:

  1. a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
  2. b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
  3. c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

        Mức 2:

  1. a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

        Mức 3:

        Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

  1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

  1. a) Nhà trường có đầy đủ hồ sơ phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hệ thống hồ sơ nhà trường được cán bộ quản lý lưu trữ đầy đủ theo quy định tại văn phòng trường bao gồm: Hồ sơ quản lý trẻ em, hồ sơ quản lý nhân sự, hồ sơ chăm sóc giáo dục, hồ sơ chăm sóc nuôi dưỡng, hồ sơ quản lý tài sản [H1-1.5-01], [H1-1.6-01], [H1-1.6-02], [H1-1.6-03], [H1-1.6-04].
  2. b) Nhà trường lập dự toán thu chi hằng tháng về học phí và tiền ăn của trẻ, thực hiện thu, chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính vào cuối tháng, kiểm kê tài sản hằng năm, sử dụng phần mềm của công ty Bão công nghệ tính khẩu phần dinh dưỡng [H1-1.6-05]. và phần mềm MISA tính học phí và tiền ăn cho trẻ [H1-1.6-06].
  3. c) Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả trong phục vụ các hoạt động giáo dục thông qua việc trang bị, mua sắm các đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ [H1-1.6-04].

        Mức 2:

  1. a) Nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường. Sử dụng phần mềm quản lý thu chi và phần mềm dinh dưỡng trong việc quản lý thu chi tại trường [H1-1.6-05].
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm tháng 09 năm 2024 nhà trường không vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.

Mức 3:

Cơ sở vật chất trường thuê mướn, nên trường chưa có xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính xây dựng và phát triển, mở rộng nhà trường

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có đầy đủ hồ sơ quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo đúng quy định. Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại đơn vị.

  1. Điểm yếu

Cơ sở vật chất trường thuê mướn, nên trường chưa có xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính xây dựng và phát triển, mở rộng nhà trường

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, hiệu trưởng duy trì việc lưu đầy đủ hồ sơ quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo đúng quy định. Bên cạnh đó hiệu trưởng tiếp tục tham mưu chủ trường ổn định mặt bằng trường để xây dựng kế hoạch phát triển đơn vị.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

Mức 1:

  1. a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên;
  2. b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
  3. c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2:

Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý Chương trình giáo dục, triển khai, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên những văn bản mới về giáo dục. Hướng dẫn giáo viên thực hiện đúng Chương trình giáo dục mầm non theo lứa tuổi nhóm, lớp phụ trách; Duyệt kế hoạch giáo dục hàng tháng và kiểm tra hồ sơ sổ sách hàng tháng. Nhà trường quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non [H1-1.6-02].
  2. b) Nhà trường thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp vị trí tuyển dụng của nhà trường, theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các quy định khác của pháp luật Do trường ngoài công lập tự chủ về tài chính nên có thể tuyển dụng kịp thời ngay khi có nhu cầu [H1-1.6-01], [H1-1.7-01].
  3. c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại trường được hưởng lương và phụ cấp theo năng lực, được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn. Được hưởng các chế độ lương tháng 13, thưởng lễ, du lịch hè [H1-1.3-01], [H1-1.7-02].

Mức 2:

Nhà trường chưa có biện pháp hiệu quả phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

  1. Điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên và nhân viên đạt yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có năng lực chuyên môn, năng động trong công việc, có tinh thần học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, có sự đoàn kết, được phân công nhiệm vụ rõ ràng theo năng lực và phối hợp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường được đảm bảo quyền lợi theo quy định.

  1. Điểm yếu

Nhà trường chưa có biện pháp hiệu quả phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ học vào thứ bảy, phân công sắp xếp nhân sự phù hợp để vẫn đảm bảo hoàn thành yêu cầu công việc mà vẫn tạo điều kiện cho đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

Mức 1:

  1. a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
  2. b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
  3. c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. Các nhóm lớp xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng đổi mới giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục theo chương trình Mindjet Mindmanager [H1-1.8-01], [H1-1.8-02], [H1-1.8-03].
  2. b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ cho từng nhóm lớp tại trường [H1-1.8-02].
  3. c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời phù hợp thực tế nhà trường. Kế hoạch giáo dục được duyệt vào đầu tháng và kiểm tra hồ sơ sổ sách vào cuối tháng [H1-1.8-02].

Mức 2:

Nhà trường thực hiện các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Năm học 2023 - 2024 bộ phận chuyên môn mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10 kiểm tra khâu chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ đánh giá đạt [H1-1.8-01]. Kế hoạch giáo dục của khâu chuyên môn tuy được rà soát, đánh giá nhưng điều chỉnh đôi lúc chưa kịp thời và hoàn chỉnh.

  1. Điểm mạnh

Trường thực hiện đầy đủ các kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đón các đoàn kiểm tra, đánh giá hằng năm luôn đạt kết quả .

  1. Điểm yếu

Kế hoạch giáo dục chuyên môn tuy được rà soát, đánh giá nhưng điều chỉnh đôi lúc chưa kịp thời. 

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục phát huy các kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường theo từng độ tuổi, linh hoạt để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp, kịp thời với tình hình thực tế của đơn vị. Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Mức 1:

  1. a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
  2. b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
  3. c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

        Mức 2:

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua các cuộc họp hội đồng trường đầu năm học hằng năm [H1-1.9-01].
  2. b) Khi có vấn đề phát sinh các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của giáo viên, nhân viên nhà trường giải quyết công khai trước hội đồng trường và Công đoàn trường [H1-1.3-01], [H1-1.9-01].
  3. c) Hằng năm nhà trường có thực hiện các báo cáo dân chủ cơ sở thông qua các cuộc họp hội đồng trường [H1-1.9-01], thỏa ước lao động tập thể [H1-1.3-01].

Mức 2:

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường chưa đạt hiệu quả.

  1. Điểm mạnh

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường.

  1. Điểm yếu

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường chưa đạt hiệu quả.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2024 - 2025, Hiệu trưởng tiếp tục công khai các kế hoạch, đưa về tổ để động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng. Đẩy mạnh các biện pháp thực hiện quy chế dân chủ trong trường.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Mức 1:

  1. a) Đảm bảo theo quy định về an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích;
  2. b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
  3. c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Mức 2:

  1. a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
  2. b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Hằng năm vào tháng 9, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo theo quy định về an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích. Phối hợp với công an Phòng cháy chữa cháy Quận 10 tổ chức hàng năm tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường sử dụng các phương tiện phòng chống cháy nổ, các kỹ năng thoát hiểm, cử các thành viên trong đội Phòng cháy chữa cháy tại chỗ của trường tham gia huấn luyện nghiệp vụ Phòng cháy chữa cháy. Tổ chức kiểm tra Phòng cháy chữa cháy hàng tháng tại trường theo biên bản kiểm tra của công an Phòng cháy chữa cháy. Tổ chức tập huấn chuyển viện cho bé khi có trường hợp dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm [H1-1.10-01], [H1-1.10-02], [H1-1.10-03].
  2. b) Nhà trường có hộp thư góp ý, số điện thoại trường và trực tiếp tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân. Đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em trong nhà trường [H1-1.10-04].
  3. c) Nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật và bình đẳng giới [H1-1.10-01].

Mức 2:

  1. a) Hiệu trưởng phối hợp y tế trường phổ biến, hướng dẫn thực hiện các phương án đảm bảo an toàn trong trường học đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ như: phương án đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường; phương án vệ sinh an toàn thực phẩm; phương án phòng chống dịch bệnh; phương án an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; phương án và tổ chức tập huấn về công tác an toàn phòng, chống cháy, nổ; phương án an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong trường học [H1-1.10-01]; [H1-1.10-02]; [H1-1.10-03]; [H1-1.10-04]; [H1-1.10-05]; [H1-1.10-06].
  2. b) Để kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin kịp thời, nhà trường đã thực hiện công tác giám sát mọi hoạt động trong nhà trường bằng hệ thống camera để đảm bảo an toàn cho trẻ và đội ngũ. Tuy nhiên trong công tác kiểm tra và bảo đảm an ninh trật tự trước cổng trường còn hạn chế trong giờ đón trả trẻ còn ùn tắc xe trước cổng trường [H1-1.10-01].
  3. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt việc phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các phương án đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ.

  1. Điểm yếu

Nhà trường chưa bảo đảm an ninh trật tự trước cổng trường trong giờ đón trả trẻ còn ùn tắc xe trước cổng trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo, hiệu trưởng duy trì và thực hiện tốt các phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tăng cường thêm nhân viên phục vụ hỗ trợ nhân viên bảo vệ, tổ chức  giờ đón trả trẻ lệch giờ nhằm bảo đảm an ninh trật tự trước cổng trường.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

Kết luận về Tiêu chuẩn 1

Điểm mạnh nổi bật

Nhà trường có đủ các cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

Trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ quản lý hành chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của nhà trường theo quy định.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được công khai tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường.

Nhà trường thực hiện tốt việc phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ.

Điểm yếu cơ bản

Nhà trường chưa định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường và chưa có sự tham gia đóng góp của cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Hội đồng tuyển sinh chưa linh hoạt trong công tác tuyển sinh về thời gian  phụ huynh đăng ký.

Trường không có Đảng viên nên không có cơ cấu tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động theo quy định.

Nhà trường chưa bảo đảm an ninh trật tự trước cổng trường trong giờ đón trả trẻ còn ùn tắc xe trước cổng trường.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 10/10

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 00/10

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Mở đầu

Nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của nhà trường. Đó phải là những con người chuẩn về đào tạo, có đầy đủ phẩm chất năng lực cần thiết và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Đội ngũ nhà trường gồm: hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên đều đạt các yêu cầu theo quy định của điều lệ trường mầm non và có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Với những nỗ lực trong nhiều năm qua, trường Mầm non Niềm Tin Việt đã từng bước có những đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ hướng tới sự phát triển bền vững, đáp ứng tốt những yêu cầu mục tiêu giáo dục nhà trường nói riêng và mục tiêu chung của ngành, đồng thời thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ tạo được những chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

Mức 1:

  1. a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
  2. b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
  3. c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Mức 2:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
  2. b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:                                                                                        

  1. a) Hiệu trưởng có thời gian công tác trong ngành giáo dục mầm non 15 năm, đang theo học cử nhân sư phạm mầm non, có bằng quản lý giáo dục [H1-1.4-01].
  2. b) Hiệu trưởng được Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10 đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng theo quy định Chuẩn hiệu trưởng trường Mầm non [H2-2.1-01].
  3. c) Hiệu trưởng được tham dự các lớp bồi dưỡng của Quận tổ chức, nắm vững Chương trình giáo dục mầm non và chỉ đạo cụ thể trong các hoạt động của trường, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên; Sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin (lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ qua chương trình Mindjet manager, cân đối khẩu phần dinh dưỡng bằng chương trình Godkids) vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn, điều hành các bộ phận nhịp nhàng, hiệu quả [H1-1.6-02].

Mức 2:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, hiệu trưởng có 05 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, đảm bảo theo quy định [H2-2.1-01].
  2. b) Hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm. Tuy nhiên, tại thời điểm đánh giá hiệu trưởng chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị [H1-1.4-01].

Mức 3:

Năm học 2019 - 2020 đến năm học 2023 - 2024, hiệu trưởng tự đánh giá xếp loại Chuẩn hiệu trưởng đạt mức khá, chưa đạt mức tốt [H2-2.1-01].

  1. Điểm mạnh

Hiệu trưởng đạt Chuẩn hiệu trưởng; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, luôn sáng tạo và đổi mới trong công tác quản lý.

  1. Điểm yếu

Tại thời điểm đánh giá hiệu trưởng chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục phát huy năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý. Phấn đấu chuẩn hiệu trưởng đạt mức tốt .

        5.Tự đánh giá: Đạt Mức 1.        

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Mức 1:

  1. a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
  2. b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  3. c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Mức 2:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Năm học 2024 - 2025, nhà trường có 08 giáo viên được cơ cấu vào 06 nhóm, lớp với tổng số 90 trẻ, trong đó 27 trẻ nhà trẻ (03 giáo viên và 03 nhân viên/02 nhóm) và 63 trẻ mẫu giáo (05 giáo viên và 03 nhân viên/04 lớp) [H1-1.6-01].
  2. b) Nhà trường có 05/08 (tỷ lệ 62,5%) giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ, trong đó có 02/05 (tỷ lệ 40%) giáo viên đạt trình độ đại học và 03/05 đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non (tỷ lệ 60%); có 03/08 (tỷ lệ 37,5%) giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn, trong đó có 01 giáo viên sinh năm 1972 không đủ điều kiện để nâng chuẩn và 02 giáo viên đang tham gia học lớp đại học sư phạm mầm non tại Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [H1-1.6-01].
  3. c) Năm học 2023 - 2024 nhà trường có 07/07 (tỷ lệ 100%) giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên loại khá theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [H2-2.1-02].

Mức 2:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp, nhà trường có 100% giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, tuy nhiên, nhà trường chưa đạt 60% giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên [H1-1.6-01].
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1.6-01].

Mức 3:

        Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường chưa đạt 60% giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên [H1-1.4-01], [H2-2.1-02].

  1. Điểm mạnh

Giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng được các yêu cầu công việc, có 05/08 giáo viên, tỷ lệ 62,5% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

  1. Điểm yếu

Có 03/08 giáo viên, tỷ lệ 37,5% gíáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025, hiệu trưởng tiếp tục duy trì ổn định và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo; đồng thời tạo điều kiện các giáo viên chưa đạt chuẩn tham gia các lớp nâng chuẩn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 1.

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Mức 1:

  1. a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
  2. b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
  3. c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Mức 2:

  1. a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

  1. a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
  2. b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Trường Mầm non Niềm Tin Việt có đủ số lượng nhân viên viên đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường bao gồm 13 nhân viên: 01 kế toán, 01 văn thư, 01 bảo vệ, 01 nhân viên phục vụ, 05 nhân viên nuôi dưỡng, 01 nhân viên y tế, 03 nhân viên nấu ăn [H1-1.4-01].
  2. b) Nhân viên nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tế của mỗi người [H1-1.7-01].
  3. c) Nhân viên nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo bảng phân công công việc tại trường [H1-1.7- 01], [H2- 2.1-03].

Mức 2:

  1. a) Số lượng và cơ cấu nhân viên tại trường được đảm bảo theo quy định [H1-1.6-01].
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường không có nhân viên bị kỷ luật.

Mức 3:

  1. a) Nhân viên nhà trường có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm: 01 nhân viên y tế đạt trình độ Cao đẳng Dược, nhân viên nấu ăn và bảo vệ được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao.
  2. b) Hằng năm nhân viên y tế được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn qua các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10, Trung tâm Y tế Quận 10, Trạm Y tế Phường 12 tổ chức, nhưng chưa đầy đủ.
  3. Điểm mạnh

Đội ngũ nhân viên nhà trường năng động, có trách nhiệm, nhân viên của trường được phân công theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và theo năng lực làm việc phù hợp với công việc được giao. Các nhân viên đều đáp ứng được công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

  1. Điểm yếu

Nhân viên trường chưa sắp xếp tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí được phân công.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, hiệu trưởng có kế hoạch tiếp tục tạo điều kiện cho nhân viên tham dự các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp công việc được giao nhằm thực hiện theo đúng quy định của ngành; tạo điều kiện nhân viên bảo vệ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

        Kết luận về Tiêu chuẩn 2

Điểm mạnh nổi bật

Giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng được các yêu cầu công việc, có 05/08 giáo viên, tỷ lệ 62,5% số lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Điểm yếu cơ bản

Nhân viên trường chưa sắp xếp tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí được phân công.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 03/03

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 00/03

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Mở đầu

Đầu tư cơ sở vật chất trong trường mầm non chính là tạo ra môi trường sư phạm có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của trẻ hằng ngày. Chính vì vậy cơ sở vật chất và trang thiết bị luôn được nhà trường xác định là khâu quan trọng, là điều kiện quyết định hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trường Mầm non Niềm Tin Việt được xây dựng kiên cố, tọa lạc tại số 16, đường Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10 với tổng diện tích sử dụng 630 m2 gồm 01 trệt và 02 lầu. Xung quanh nhà trường có tường rào bao bọc, có bảng tên trường, cảnh quang xanh, sạch, đẹp. Các công trình phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giảng dạy, văn phòng, sân chơi, khu vực vệ sinh được xây dựng theo đúng quy định. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý, giảng dạy đầy đủ. Bếp ăn của nhà trường được xây dựng đúng tiêu chuẩn quy trình bếp ăn một chiều, có tủ để thực phẩm, có tủ lưu mẫu thức ăn. Cán bộ quản lý nhà trường không ngừng cải tạo, nâng cấp, bổ sung cho cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp tình hình giáo dục mầm non thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.

Tiêu chí 3.1: Địa điểm, quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

  1. a) Vị trí đặt trường, điểm trường;
  2. b) Quy mô;
  3. c) Diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường, diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.

Mô tả hiện trạng

  1. a) Trường có một điểm chính tại số 16, đường Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí của trường nằm ở mặt tiền đường, thuận tiện cho cha mẹ học sinh đưa đón trẻ, tuy nhiên do kết cấu xây dựng bờ bao quanh trường cao và kín nên bảng tên trường bị che khuất tầm nhìn. Trường có cổng, biển tên trường và tường bao quanh chắc chắn. Khuôn viên trường được đảm bảo vệ sinh, cảnh quan bố trí phù hợp, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ [H3-3.1-01].
  2. b) Trường Mầm non Niềm Tin Việt là trường tư thục có quy mô 06 nhóm, lớp [H3-3.1-02].
        c) Trường có diện tích khu đất xây dựng là 630 m2 bao gồm 01 trệt, 02 lầu, đảm bảo đủ diện tích bình quân 08m2 cho một trẻ theo quy định [H3-3.1-01]; [H3-3.1-02].
  1. Điểm mạnh

Nhà trường được xây dựng kiên cố, có biển tên trường, khuôn viên được bao quanh bằng tường rào chắc chắn. Trường có đủ diện tích bình quân 08m2 cho một trẻ theo quy định.

  1. Điểm yếu

Kết cấu xây dựng bờ bao quanh trường cao và kín nên bảng tên trường bị che khuất tầm nhìn.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục tuyên truyền với nhiều hình thức để cha mẹ trẻ biết đến hoạt động của trường nhiều hơn. Đồng thời, Hiệu trưởng tham mưu với chủ trường trang bị bảng tên trường to, rõ và đặc sắc hơn nhằm gây sự chú ý cho mọi người.

  1. Tự đánh giá: Đạt Mức 1.

Tiêu chí 3.2 Các hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

Mức 1:

  1. a) Khối phòng hành chính quản trị;
  2. b) Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
  3. c) Khối phòng tổ chức ăn (áp dụng cho các trường có tổ chức nấu ăn), khối phụ trợ.

Mức 2:

Các hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

  1. a) Khối phòng hành chính quản trị;
  2. b) Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
  3. c) Khối phụ trợ.

Mức 3:

Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Nhà trường có văn phòng trường được sử dụng chung với phòng Hiệu trưởng. Các phòng đều có đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành. Do cơ sở vật chất hạn hẹp nên trường không có phòng bảo vệ nhưng vẫn bố trí góc bảo vệ đặt ở gần lối ra vào của trường, có vị trí quan sát thuận lợi. Nhà vệ sinh dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đầy đủ các thiết bị vệ sinh theo yêu cầu và đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường. Trường bố trí gửi xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên cách trường khoảng 20m, khu để xe trường thuê có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi [H3-3.2-01].
  2. b) Nhà trường có 06 phòng học tương đương với 06 nhóm, lớp gồm: 01 phòng học của nhóm 13 - 24 tháng tuổi (25 m2), 01 phòng học của nhóm 25 - 36 tháng tuổi (25 m2), 01 phòng học của lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi (50 m2), 02 phòng học của lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi (mỗi phòng 30m2), và 01 phòng học của lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi (60 m2) [H3-3.1-02].

Phòng sinh hoạt chung là nơi cho trẻ học, chơi, ngủ với tổng diện tích 178m2; các phòng sinh hoạt chung có diện tích từ trung bình là 35,6m2, bình quân 2,1m2/trẻ; các phòng đủ ánh sáng, nền nhà được lót sàn gỗ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Khu vệ sinh được xây dựng khép kín với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, có vách ngăn cao không nhỏ hơn 1,50 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu [H3-3.1-02].

Có hành lang chung ở các nhóm lớp. Phòng học được trang bị đầy đủ hệ thống đèn, quạt, máy lạnh đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát cho trẻ hoạt động [H3-3.2-01].

Nhà trường không có phòng chức năng. Trường có 01 sân chơi ngoài trời củ được lát gạch bằng phẳng, được phủ thảm cỏ dưới các đồ chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, khu vực trẻ chơi còn thiếu thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định [H3-3.2-01].

  1. c) Bếp ăn của nhà trường có diện tích 60m2 được xây dựng kiên cố. Nhà bếp được thiết kế và tổ chức hoạt động theo quy trình một chiều. Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; các dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em bán trú. Tuy nhiên, nhà bếp chưa có kho thực phẩm phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt [H3-3.2-01].

Trường có phòng y tế với diện tích 10m2 vách ngăn với văn phòng, vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu; có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu, dụng cụ sơ cứu [H3-3.2-01].

Sân vườn của trường được bố trí ở lầu 2 có vườn cây được sử dụng để các nhóm, lớp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Khuôn viên của nhà trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài; bảo đảm vững chắc, an toàn; biển tên trường được gắn trên cổng trường, kiên cố, vững chắc [H3-3.1-01].

Mức 2:

  1. a) Trường có khối phòng hành chính quản trị, có 01 phòng với diện tích 110m2 trong đó là nơi làm việc của Hiệu trưởng, nhà trường chưa có phòng làm việc riêng cho Hiệu trưởng [H3-3.2-01].
  2. b) Nhà trường có 01 phòng máy với diện tích 25m2 đặt tại lầu 02, thoáng mát, đủ ánh sáng, để tổ chức hoạt động tương tác [H3-3.2-01].
  3. c) Nhà trường có sân vườn dành riêng cho trẻ khám phá thử nghiệm [H3-3.2-01].

Mức 3:

Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đều có kho nhóm, lớp để chứa đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt và học tập. Nhà trường có 01 phòng máy để tổ chức hoạt động giáo dục tương tác giữa trẻ với màn hình tương tác. Tuy nhiên, trường chưa có phòng làm quen tin học, ngoại ngữ phục vụ các hoạt động vui chơi, khám phá và làm quen với công nghệ thông tin, ngoại ngữ của trẻ em [H3-3.1-02].

  1. Điểm mạnh

Trường có đủ số phòng học tương ứng số nhóm, lớp theo độ tuổi. Diện tích phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ bảo đảm theo quy định và đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động dạy và học.

  1. Điểm yếu

Trường chưa có phòng làm việc riêng cho hiệu trưởng và phòng giáo dục nghệ thuật.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo các bộ phận phát huy hiệu quả tối đa các phòng sinh hoạt chung, các phòng chức năng phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng tiếp tục tham mưu với chủ trường trong việc sắp xếp, bố trí phòng làm việc riêng cho Hiệu trưởng.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 1.

Tiêu chí 3.3: : Hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

Mức 1:

  1. a) Hệ thống cấp nước sạch; hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin, liên lạc và khu thu gom rác thải;
  2. b) Tỷ lệ các hạng mục công trình kiên cố;
  3. c) Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi.

Mức 2:

Tỷ lệ các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mức 3:

Tỷ lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

  1. a) Nhà trường có hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ được kiểm định bởi cơ quan y tế 01 lần/năm, được xác nhận nguồn nước đảm bảo an toàn; có hệ thống thoát nước, nước thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường, cống có nắp đậy [H3-3.3-01]. Nhà trường có hệ thống thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường: có thùng đựng và phân loại rác thải, rác y tế có nắp đậy, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Hợp đồng với đơn vị thu gom rác và thực hiện việc thu gom xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt hằng ngày. Không để rác thải, nước thải tồn đọng trong khu vực trường gây ô nhiễm môi trường [H3-3.3-02].

Hệ thống điện bảo đảm đủ công suất và an toàn phục vụ hoạt động của nhà trường [H3-3.3-03].

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy của nhà trường đảm bảo theo các quy định hiện hành [H1-1.10-02]. Nhà trường có điện thoại, kết nối mạng internet phục vụ các hoạt động của trường. Tuy nhiên, đường truyền mạng của trường yếu nên đôi lúc có khó khăn trong việc truy cập internet [H3-3.3-04].

Khu thu gom rác thải của nhà trường được bố trí độc lập, cách xa các khối phòng chức năng, ở cuối hướng gió; có lối ra vào riêng, thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển rác; có hệ thống thoát nước riêng, không ảnh hưởng đến môi trường [H3-3.3-05].

  1. b) Các khối phòng hành chính quản trị; khối phòng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; khối phòng tổ chức ăn; khối phụ trợ của nhà trường được xây dựng kiên cố, đảm bảo tỷ lệ các hạng mục công trình kiên cố không dưới 40% [H3-3.1-01]; [H3-3.1-02]; [H3-3.2-01].
  2. c) Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3-3.3-06].

        Mức 2:

Trường có diện tích xây dựng công trình 630 m2; diện tích sân chơi 120m2 và cây xanh 20m2; tỷ lệ công trình kiên cố chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3-3.1-01].

Mức 3:

Tỷ lệ các hạng mục công trình kiên cố của nhà trường chưa đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H3-3.1-01].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Điểm yếu

Đường truyền mạng của trường yếu nên đôi lúc có khó khăn trong việc truy cập internet.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục tham mưu chủ trường trang bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng tham mưu với chủ trường trong việc nâng cấp đường truyền mạng để việc truy cập internet dễ dàng hơn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 1.

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

Điểm mạnh nổi bật

Nhà trường được xây dựng kiên cố, có biển tên trường, khuôn viên được bao quanh bằng tường rào chắc chắn.

Trường có đầy đủ các phòng tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi của trẻ; có phòng đa năng thoáng mát, đủ ánh sáng, để tổ chức hoạt động giáo dục nghệ thuật.

Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điểm yếu cơ bản

Vị trí của trường có nhiều xe cộ qua lại nên bảng tên của trường tầm nhìn bị che khuất.

Nhà bếp chưa có kho thực phẩm phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt. Trường chưa có phòng làm việc riêng cho Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.

Đường truyền mạng của trường yếu nên đôi lúc có khó khăn trong việc truy cập internet.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 03/03

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 00/03

Bài viết liên quan

TRƯỜNG MẦM NON NIỀM TIN VIỆT ĐẠT CHỨNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯỜNG MẦM NON NIỀM TIN VIỆT VINH DỰ ĐẠT CHỨNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TUYỂN DỤNG 2025

HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHÚNG TÔI CẦN TUYỂN: *** GIÁO VIÊN - BẢO MẪU MẦM NON *** NHÂN VIÊN HƯỚNG DẪN TOÁN TRÍ TUỆ SUPERBRAIN *** VĂN THƯ TUYỂN SINH

Chương trình hè 2025 – HÈ SÁNG TẠO, HÈ TRƯỞNG THÀNH

Chương trình hè 2025 – HÈ SÁNG TẠO, HÈ TRƯỞNG THÀNH

CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Tiếp theo)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Phần 3